Slide 5Máy leveluk K8 nước điện giảiLeveluk SD501 PlatinumSD501Super501Leveluk JRIVAnespa

Trang chủCông dụngKiến thức bổ ích, nghiên cứu, trị bệnh"Hạt vi nhựa" tiềm ẩn mối nguy cho sức khỏe con người

Hạt vi nhựa tiềm ẩn mối nguy cho sức khỏe con người
 

Trong quá trình phân hủy, rác thải nhựa tạo ra những hạt vi nhựa (có kích thước dưới 5mm). Những hạt vi nhựa này đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong thức ăn, nước uống, không khí, muối ăn... Những ảnh hưởng tiêu cực của rác thải nhựa đối với môi trường là điều đã rõ. Việc phát hiện ra vi nhựa trong thực phẩm, nước uống cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người.

Con người đang “tiêu thụ” hạt vi nhựa mỗi ngày!!!
Theo PGS-TS.Lê Hùng Anh, Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (Trường đại học công nghiệp TP.Hồ Chí Minh), hạt vi nhựa được tạo nên từ 2 nguồn: nguồn sơ cấp (do sản xuất hạt nhựa, mài mòn công nghiệp, in 3D, sản xuất mỹ phẩm…), nguồn thứ cấp (do phân rã từ các chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt, sóng...).

 

Vi Hạt Nhựa có thể tồn tại trong thực phẩm hàng ngày

Do kích thước nhỏ, các hạt vi nhựa dễ dàng theo dòng nước trôi xuống cống, ao, hồ, sông, suối; trôi dạt ra biển. Hạt vi nhựa cũng xâm nhập vào mạch nước ngầm. Hạt vi nhựa tồn tại dai dẳng, rất khó phân hủy, cũng không thể thu lại để tái chế như các mảnh nhựa lớn khác, dẫn tới tích tụ trong môi trường. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mọi loài sinh vật tồn tại dưới biển đều có thể bị nhiễm hạt vi nhựa; thậm chí các nhà khoa học còn tìm thấy hạt vi nhựa trong tinh thể muối biển.
Không chỉ môi trường nước tự nhiên, hạt vi nhựa còn được tìm thấy trong không khí, thực phẩm, nước uống… PGS-TS.Lê Hùng Anh dẫn chứng, nhóm nghiên cứu của ông từng lấy mẫu nước uống đóng chai đang bán trên thị trường để nghiên cứu và tìm thấy vi nhựa trong đó. Nước đóng chai có lượng hạt vi nhựa trung bình gấp 22 lần trong nước máy. Một người uống nước đóng chai sẽ tiêu thụ khoảng 130.000 hạt vi nhựa mỗi năm chỉ riêng từ nguồn này, so với 4.000 hạt từ nước máy. Các mẫu nước lấy ở Pháp và Đức cho thấy cứ một cốc nước 500ml chứa tới 1,9 sợi nhựa. Ở Mỹ có tới 95% mẫu nước uống nhiễm vi nhựa. Theo PGS-TS.Lê Hùng Anh, công nghệ xử lý nước hiện nay chắc chắn có thể loại bỏ được hạt vi nhựa. Tuy nhiên, ma sát trong quá trình đóng nắp chai (bằng máy công nghiệp) có thể đã tạo ra hạt vi nhựa và chúng đã lọt vào chai nước. Vì vậy, chúng ta
HÃY HẠN CHẾ SỬ DỤNG NƯỚC ĐÓNG CHAI để có thể bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

Mặc dù, ảnh hưởng của VHN đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái chưa được nghiên cứu thấu đáo, nhưng sự tồn tại của VHN trong môi trường và hệ sinh thái là một thách thức toàn cầu. Từ những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã đúc kết được 3 nguy cơ đối với sức khỏe con người liên quan tới VHN:
  • Nguy cơ bị tổn thương và tắc nghẽn: Ngoài ăn, uống nuốt vào những VHN có kích thước nhỏ hơn 25 micron có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp, trong khi những hạt nhỏ hơn 5 micron có thể lưu lại ở mô phổi của con người. Khi đi vào cơ thể con người, VHN gây tổn thương một số cơ quan, hoặc làm tắc nghẽn hệ tiêu hóa và hô hấp, tổn thương phổi, dạ dày, thâm nhập mạch máu, hệ bạch huyết làm tổn thương tim, gan, bộ máy tuần hoàn. Điều đáng lo ngại là nếu các hạt siêu nhỏ này đạt đến quy mô nano (nhỏ hơn 1 micron), chúng có thể xâm nhập màng tế bào, hàng rào máu não và nhau thai, dễ dàng di chuyển vào các cơ quan khác, gây tổn hại tế bào, ung thư, suy yếu các chức năng.
  • Nguy cơ cơ thể nhiễm độc: Theo các nhà khoa học, ngoài độc tính hóa học mang bản chất của 1 sản phẩm cao phân tử thuộc công nghiệp hóa dầu, để cải thiện những đặc tính vật lý và hóa học của nhựa, các nhà sản xuất đã cho thêm các chất phụ gia như bisphenol A, phthalates, phụ gia chống cháy trong quá trình sản xuất nhựa. Phần lớn những chất độc này khi nhựa phân rã, vỡ vụn sẽ phát tán ra môi trường, gây hại cho sức khỏe con người như làm mất cân bằng hóc-môn, dẫn đến các bệnh về thần kinh, thiểu năng hô hấp, tim mạch, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch…. 
  • Nguy cơ phát tán mầm bệnh và tạp chất ô nhiễm: Do tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích của VHN khá lớn, nên các kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) và vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng bám trên bề mặt VHN, trở thành vật chủ trung gian, phát tán các chất uế tạp và mầm bệnh trên hành trình từ lục địa ra đại dương. Các loại vi khuẩn gây bệnh cũng có thể bám vào các sợi VHN có trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp khi xả ra môi trường. Các sợi VHN mang mầm bệnh có thể theo đường thức ăn, hay nước mưa đưa trở lại nguồn nước sinh hoạt và đi vào cơ thể con người.

Nguồn: Trích từ “Báo Đồng Nai” & “Tạp Chí Môi Trường”
Trở về